01/11/2024
Tập huấn giới thiệu chương trình quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) tại xã Kiến Bình
UBND xã Kiến Bình phối hợp với Chi cục trồng trọt, bảo vệ thực vật và quản lý chất lượng nông sản tỉnh Long An và Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Tân Thạnh tổ chức tập huấn giới thiệu Chương trình Quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) năm 2024 cho trên 80 nông dân ấp Cá Tôm và ấp Bảy Mét
Ngày 31/10/2024, UBND xã Kiến Bình phối hợp với Chi cục trồng trọt, bảo vệ thực vật và quản lý chất lượng nông sản tỉnh Long An và Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Tân Thạnh tổ chức tập huấn giới thiệu Chương trình Quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) năm 2024 cho trên 80 nông dân ấp Cá Tôm và ấp Bảy Mét. Đến dự và triển khai nội dung có bà Trần Hồng Quyến - Phó Trưởng phòng trồng trọt, bảo vệ và kiểm dịch thực vật Chi cục trồng trọt, bảo vệ thực vật và quản lý chất lượng nông sản tỉnh Long An.
Bà Trần Hồng Quyến - Phó Trưởng phòng trồng trọt, bảo vệ và kiểm dịch thực vật Chi cục trồng trọt, bảo vệ thực vật và quản lý chất lượng nông sản tỉnh Long An triển khai tại ấp Bảy Mét
Bà Trần Hồng Quyến - Phó Trưởng phòng trồng trọt, bảo vệ và kiểm dịch thực vật Chi cục trồng trọt, bảo vệ thực vật và quản lý chất lượng nông sản tỉnh Long An triển khai tại ấp Cá Tôm
Đại biểu dự tập huấn tại ấp Bảy Mét
Đại biểu dự tập huấn tại ấp Cá Tôm
Tại buổi tập huấn, bà Trần Hồng Quyến nêu lên thực trạng sản xuất lúa hiện nay của người dân như sạ dày, giữ nước thường xuyên trong ruộng lúa, đốt phụ phẩm, rơm rạ sau thu hoạch, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật chưa hợp lý gây ra sự lãng phí, ô nhiễm môi trường, cùng với biến đổi khí hậu đang diễn ra tác động xấu đến sản xuất. Đồng thời, báo cáo viên trình bày cụ thể từng giai đoạn phát triển của cây lúa kèm theo là quy trình chăm sóc, bón phân, quản lý sâu bệnh hại tổng hợp (IPHM). Nhất là việc ứng dụng thâm canh cây lúa cải tiến theo SRI đối với lúa gieo sạ. Trong đó đồng chí đặc biệt lưu ý về 4 nguyên tắc của SRI áp dụng đối với lúa gieo sạ như: giảm mật độ sạ; quản lý nước tưới tiêu theo nguyên tắc khô ướt xen kẽ; làm cỏ kết hợp phá váng mặt ruộng để thông khí cho đất và bảo tồn hệ sinh thái đất, nước nhờ tăng cường sử dụng phân hữu cơ, phân vi sinh và giảm chất hoá học.
Qua buổi tập huấn, đã giúp bà con nông dân nắm chắc hơn về kỹ thuật chăm sóc cũng như phòng trừ hiệu quả các đối tượng gây hại trên lúa góp phần giảm chi phí sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và sản xuất nông nghiệp theo hướng ổn định, bền vững ở địa phương./.
Mai Duyên